Nguyên nhân chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Chiến_tranh_Việt_Nam

Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam có ít binh sĩ và vũ khí hơn, trong khi đó Quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới. Ở thời kỳ cao điểm năm 1968, quân Mỹ và đồng minh có số lượng quân sĩ gấp bốn lần và gấp hàng chục lần về thiết bị vũ khí. Ngay cả ở thời điểm cuối, năm 1975, khi Mỹ đã rút quân về nước, họ vẫn trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa mạnh gấp 2 lần về quân số và gấp vài lần về trang bị so với Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, chiến thắng chung cuộc lại thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bên yếu thế hơn nhiều về quân sự. Đây là điều để lại nhiều bài học về chiến lược chính trị và quân sự cho các nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh quân sự sau này.

Sự ủng hộ của người dân

Với mục tiêu thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kêu gọi được sự ủng hộ to lớn của nhân dân hai miền. Tiêu biểu là sự hy sinh của người dân, chiến sĩ miền Nam trên tiền tuyến và sự chi viện hết lòng của nhân dân miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Chính sự ủng hộ lớn mạnh được chính Đảng Lao động Việt Nam thừa nhận là yếu tố chính, có tính quyết định tới sự thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam[455]. Phía Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết chỉ giành được chính quyền cấp cơ sở, từ cấp quận trở xuống. Do đó, sự ủng hộ và cuộc tấn công năm 1975 là yếu tố quyết định tới thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng vai trò chính trong việc đánh thắng khối chủ lực Quân đoàn 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, còn lực lượng dự bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ yếu bị đánh bại bởi lực lượng dân quân và người dân địa phương ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính vì vậy, yếu tố chính và quan trọng trong chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính là sự ủng hộ của nhân dân[456][457]. Chính chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong Lễ kỷ niệm 35 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu

"Trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ vì miền Nam ruột thịt, quân và dân miền Bắc vừa xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời sẵn sàng chi viện, đáp ứng mọi nhu cầu của tiền tuyến. Ở miền Nam – Thành đồng Tổ quốc, dù phải chịu sự đàn áp dã man, tàn bạo của địch, nhưng với ý chí quật cường, bất khuất, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo miền Nam một lòng, một dạ đi theo cách mạng, tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng, của Hồ Chủ tịch, vào sự nghiệp thống nhất đất nước, anh dũng chiến đấu, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác"[458]

Sự ủng hộ của người dân được coi là yếu tố then chốt khi mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn có nguồn gốc là những người dân bình thường, là bảo vệ nhân dân, vì nhân dân để chiến đấu. Mối quan hệ quân-dân thường được so sánh với quan hệ cá-nước[459]. Tại nhiều mặt trận, đặc biệt là phòng không tầm thấp, lực lượng dân quân chiếm đa số và đã lập được nhiều chiến công

Nhà sử học đương thời Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký:

"Khắp thế giới ngạc nhiên và phục "Việt cộng" tổ chức cách nào mà Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa không hay biết gì cả. Họ đã lén chở khí giới, đưa cán bộ vào Sài Gòn, Huế... từ hồi nào, chôn giấu, ẩn núp ở đâu? Chắc chắn dân chúng đã che chở họ, tiếp tay với họ, không ai tố cáo cho nhà cầm quyền biết. Trái lại mỗi cuộc hành quân lớn nhỏ nào của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa họ đều biết trước ngày và giờ để kịp thời đối phó. Nội điểm đó thôi cũng đủ cho thế giới biết họ được lòng dân miền Nam ra sao và tại sao Mỹ thất bại hoài."[460]

Tinh thần độc lập dân tộc

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nguồn gốc là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, chính phủ này đã lãnh đạo người Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn 1945-1954 để giành độc lập cho đất nước. Với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Việt Nam[90] Nguyện vọng giành độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Mỹ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân" và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình[99]

Sự thất bại chung cuộc của Mỹ có hai nguyên nhân: Trước hết, không ai trong chính phủ Mỹ có thể dự đoán được rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ chịu đựng được sự tàn phá ghê gớm mà quân đội Mỹ gây ra. Thứ hai, lãnh đạo quân sự Mỹ ngay từ đầu đã không đề ra và phát triển được một chiến lược thích hợp với cuộc xung đột, cũng như về sau đã không điều chỉnh được nó. Năng lực biến các điểm yếu thành thế mạnh, sức chịu đựng của nhân dân cùng với sự hi sinh cá nhân cho tập thể và quyết tâm của quân đội đã biến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một địch thủ ghê gớm đối với Mỹ.[461]

Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho mục tiêu chung là giành độc lập cho đất nước. Trong khi đó, quân nhân Mỹ và đồng minh dù trang bị tốt nhưng lại thường mơ hồ về lý tưởng chiến đấu, phần lớn họ cảm thấy vô lý khi phải sang chiến đấu tại một đất nước xa lạ. Chiến tranh càng kéo dài thì càng hao tổn tiền bạc, thương vong ngày càng tăng thì tinh thần chiến đấu của lính Mỹ càng xuống thấp, tâm lý phản chiến trong quân đội và dân chúng Mỹ càng tăng lên. Khi tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng, chính phủ Mỹ sẽ đánh mất sự ủng hộ của đa số người dân Mỹ, khi đó chính phủ Mỹ cũng không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh được nữa. Các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận ra và khai thác tối đa điểm yếu này của Mỹ để đánh bại họ[462]. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc đấu về sự bền bỉ trong việc chịu đựng gánh nặng chiến tranh và động viên sự ủng hộ của người dân. Mỹ đã thất bại vì sức bền của họ không bằng được đối thủ và chính phủ Mỹ đã đánh mất sự ủng hộ của người dân, cũng giống như cách mà Pháp đã thất bại trước đó.

Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệtChiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Mỹ:

"Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu (của Mỹ) là thu phục trái tim khối óc của người dân Việt Nam, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…".[463]

Để trả lời câu hỏi "vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ", Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm "một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển..." rồi kết luận rằng đó chính là: "lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người."[464] Nhà sử học Stanley Karnow nhận xét:

Tất cả những cựu chiến binh Việt Nam mà tôi có dịp phỏng vấn sau chiến tranh đều nói lên lý tưởng của họ. Họ nói rằng, bất chấp gian khổ hy sinh, nhiệm vụ của họ là “giải phóng Tổ quốc”. Khẩu hiệu nghe có vẻ rập khuôn sáo rỗng, nhưng tôi biết khá rõ về lịch sử Việt Nam đến mức tôi có thể hiểu được điều họ muốn nói. Đất nước này, bãi chiến trường trong suốt hàng ngàn năm, luôn tôn kính những vị anh hùng – những anh hùng có thật và anh hùng huyền thoại – những người đã chống lại sự xâm lăng của ngoại bang, chủ yếu là Trung Quốc. Bên cạnh việc sản sinh ra một quan niệm rằng trong mỗi con người Việt Nam tiềm tàng một chiến binh, ký ức về những trận chiến đấu ấy đã tôi luyện nên một ý thức mãnh liệt về bản sắc dân tộc vẫn đập đều đặn trong văn chương, kịch nghệ và nghệ thuật dân gian ở Việt Nam. Tôi nhận thấy hiện tượng này khi thăm một ngôi chùa gần Hà Nội, nơi trẻ con quỳ lạy và thắp hương trước tượng của những vị anh hùng truyền thuyết đã chiến đấu cho đất nước. Đại tướng Giáp nói với tôi: “Cái ý thức hệ sâu sắc nhất, cái tình cảm sâu rộng nhất của nhân dân chúng tôi là chủ nghĩa yêu nước".

Tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng Lao động Việt Nam. Sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một bước đi quan trọng để thực hiện chủ trương ấy. Thắng lợi của Phong trào Đồng khởi (sự kiện đã giúp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời) được tạo nên bởi sự ủng hộ của người dân miền Nam vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Thực tế khách quan đã đỏi hỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam phải có được sự đoàn kết dân tộc để giành chiến thắng.

Trong mọi chiến dịch, hành động quân sự của mình, Quân Giải phóng miền Nam Việt NamQuân đội Nhân dân Việt Nam đều nhận được sự trợ giúp của nhân dân miền Nam, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Tại thành thị, lực lượng Biệt động thành cũng nhận được sự che chở của người dân. Sức mạnh từ sự ủng hộ của nhân dân được Đảng Lao động Việt Nam dày công xây dựng và phát huy cao độ có nguồn gốc từ tư tưởng "lấy dân làm gốc" và "đường lối cách mạng độc lập, tự chủ". Để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Đảng Lao động Việt Nam đã nêu cao tinh thần, truyền thống yêu nước của nhân dân hai miền. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương “Đoàn kết bất cứ người nào có thể đoàn kết được". Ở miền Nam, việc đặt ra mục tiêu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là: “Thực hiện một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà” nên đã tập hợp được mọi lực lượng, mọi người dân yêu nước ở miền Nam tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.[465]

Chiến lược chiến tranh nhân dân

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã động viên được nhân dân cả nước không chỉ đóng góp sức người, sức của cho hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang, mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu. Ở miền Bắc, đó là những hoạt động phòng thủ dân sự, phục vụ chiến đấu và vũ trang chiến đấu, tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng và rộng khắp chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Ở miền Nam, đó là sự che chở, nuôi giấu lực lượng du kích, những đội biệt động thành thị của mọi tầng lớp nhân dân.

Về nghệ thuật quân sự, ở miền Bắc là thế trận phòng không nhân dân được xây dựng nhiều tầng và rộng khắp, có phương án hiệp đồng và bảo đảm chu đáo chuẩn bị kỹ cả thế phòng tránh (phòng không nhân dân) và thế đánh trả (các trận địa); phân công các binh chủng hỏa lực hợp với sở trường và tính năng vũ khí; kết hợp vừa chiến đấu, vừa duy trì sản xuất, vừa bảo đảm chi viện cho chiến trường… Ở miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thực hiện thế trận "toàn dân đánh giặc, "kết hợp hai chân, ba mũi, ba vùng", nối thông giữa vùng tự do, căn cứ địa và vùng địch hậu.

Năm 1973, trước phiên điều trần về lý do quân đội Mỹ thất bại ở Việt Nam, các giáo sư Mỹ đã đánh giá: Ở Việt Nam, Mỹ đã gặp phải một đối phương không chịu chấp nhận chế độ thực dân mới, không chịu quỳ gối trước sức mạnh quân sự Mỹ. Ngoài ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá, người Việt Nam còn sáng tạo ra một đường lối, chiến lược và biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh để phát huy sức mạnh đánh thắng kẻ thù. Giáo sư Noam Chomsky nhận định: "Đối phương đã tìm ra "một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để đánh bại Mỹ". Giám đốc Phân tích Hệ thống đã cảnh báo: "Trừ khi chúng ta nhận ra và chống lại nó ngay bây giờ nếu không chiến lược đó sẽ trở thành phổ biến trong tương lai. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó"[241]

Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng đã nói:

"Cuộc chiến tranh này không phải chỉ là sự đối chọi giữa những thiết bị tối tân nhiều hay tối tân ít. Nó còn là sự đối chọi giữa những khối óc. Mỹ đã huy động những trí tuệ thông thái nhất, những nhân vật có năng lực nhất trong quân đội, trong bộ máy hành chính và các trường đại học. Họ có những bộ óc rất cừ, nhưng những bộ óc đó không được sử dụng tốt bởi vì bị đưa vào một cuộc chiến tranh mà người ta thấy trước là họ sẽ thua. Họ đã dựng lên một bộ máy hùng mạnh, nhưng bộ máy ấy thế nào cũng thất bại...Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh này với tất cả những phương tiện khoa học mà họ có thể có trong tay. Nhưng với phương tiện mà chúng tôi có, chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này một cách khoa học, ngay cả khi trang bị của chúng tôi chỉ ở mức trung bình... Không phải chỉ cần có trong tay những phương tiện tiên tiến về kỹ thuật là đủ để cho chiến tranh được tiến hành một cách khoa học. Nhận thức của chúng tôi về chiến tranh là khoa học bởi vì chúng tôi chiến đấu trên mảnh đất của chúng tôi, vì những mục tiêu của chính chúng tôi và những phương pháp của riêng chúng tôi. Vì lẽ đó mà mặc dù có cả một bộ máy khoa học, kẻ địch đã bị thua chạy. Chính chúng tôi là những người nắm quyền chủ động".[466]

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mô tả chiến lược giành chiến thắng của quân dân Việt Nam trước kẻ thù mạnh hơn hẳn về trang bị:

Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.[467]
Chúng tôi trả lời là từ "lo sợ" không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng.[468]
Kẻ địch mạnh thì ta tránh chúng. Kẻ địch yếu thì ta đánh chúng. Nơi nào có du kích là có mặt trận, kể cả sau phòng tuyến địch. Đối phó với trang bị tối tân của chúng, chúng ta có chủ nghĩa anh hùng vô bờ bến[469]

Tâm lý phản chiến của nhân dân và quân nhân Mỹ

Tại Việt Nam, Mỹ đã huy động một lực lượng hùng hậu, tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".[470]. Nhưng không giống với những cuộc chiến trước đó, tại Việt Nam, lính Mỹ ra trận mà hoàn toàn mơ hồ về lý tưởng chiến đấu. Sau khi chứng kiến tận mắt những gì diễn ra ở Việt Nam và cảm thấy cuộc chiến của Mỹ là sai trái, nhiều lính Mỹ trở nên bất mãn và phản đối chiến tranh, tinh thần và sức chiến đấu của quân đội Mỹ ở Việt Nam dần sa sút nghiêm trọng.

Sĩ quan đặc nhiệm Mỹ, Donald W. Duncan, sau 1 năm tham chiến ở Việt Nam, khi về nước đã xuất bản một bản cáo trạng về cuộc chiến tranh đăng Tạp chí Ramparts (tháng 2 năm 1965). Trong đó, có đoạn: “Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính phủ Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng ta (lính Mỹ) ở Việt Nam bởi vì chúng ta thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam” - là một lời dối trá”[471]

Người Mỹ sẵn sàng hy sinh máu và tài nguyên đất nước trong các cuộc chiến tranh khác, nhưng họ phải được nhìn thấy sự tiến triển và biết khi nào thì chiến tranh chấm dứt. Trong Thế chiến thứ 2, họ có thể dùng bản đồ để theo dõi bước tiến của quân đội Mỹ trên khắp Âu châu; ở Việt Nam – nơi cuộc chiến không có một mặt trận cụ thể, một giới tuyến cụ thể nào – họ chỉ được hứa hẹn và được cung cấp những con số vô nghĩa về “tổn thất của đối phương”. Nước Mỹ đã sử dụng sức mạnh quân sự lớn chưa từng thấy để bẻ gãy ý chí của đối phương, nhưng cuối cùng thì chính Mỹ lại bị tơi tả dưới sức nặng của một cuộc chiến dường như không bao giờ kết thúc.

Đối với Mỹ, chiến tranh tại Việt Nam gây hao tổn ngân sách và thương vong ít nghiêm trọng hơn so với Thế chiến 2. Nhưng trong Thế chiến 2, Mỹ là bên bị gây hấn trước và người dân Mỹ hiểu rằng nước Mỹ tham chiến vì một sự nghiệp tốt đẹp là đánh bại chủ nghĩa phát xít, nên họ có thể chấp nhận những tổn thất lớn về người và của. Trong khi đó, người Việt Nam chưa từng gây ra đe dọa nào cho nước Mỹ và người dân Mỹ cũng chẳng có lý do gì thù ghét gì dân tộc này, việc quân Mỹ tham chiến tại đây chỉ đơn giản là do Chính phủ Mỹ muốn như vậy. Do đó, khi mức hao tổn ngân sách và thương vong ngày càng tăng, thì tâm lý phản chiến của người dân Mỹ cũng ngày càng tăng lên. Họ thấy thật vô lý khi Chính phủ Mỹ lãng phí của cải và sinh mạng binh lính để tấn công một đất nước chưa từng đe dọa họ, trong khi chính nước Mỹ còn đầy rẫy sự bất công về dân quyền, kinh tếchủng tộc. Công chúng Mỹ, đau buồn vì số thương vong ngày càng nhiều, thuế má tăng vọt và không thấy có triển vọng về một giải pháp, đã quay sang chống chiến tranh.

Martin Luther King phát biểu chống chiến tranh Việt Nam tại Đại học Minnesota, St. Paul, ngày 27 tháng 4 năm 1967

Ngày 4 tháng 4 năm 1967, luật sư Martin Luther King đã phát biểu công khai phê phán mạnh mẽ vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến, mở đầu cho phong trào phản chiến rộng khắp của người dân toàn nước Mỹ[472][473][474]

Ngày 13 tháng 1 năm 1968, Martin Luther King tham gia một cuộc tuần hành lớn tại Washington chống lại thứ mà ông gọi là "một trong những cuộc chiến tranh tàn bạo và vô nghĩa nhất trong lịch sử". Ông nói:[475].

"Chúng ta cần phải làm rõ trong năm chính trị này, cho các dân biểu lưỡng viện và tổng thống của Mỹ thấy, rằng chúng ta sẽ không chịu đựng nữa, chúng ta sẽ không bỏ phiếu cho những kẻ nghĩ rằng giết chóc người Việt Namngười Mỹ là cách tốt nhất để thúc đẩy sự tự do và quyền tự quyết tại khu vực Đông Nam Á"

Một cuộc khảo sát trong các sinh viên đại học ở Mỹ vào tháng 4 năm 1970 cho thấy, 41% đồng ý với tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoàn toàn là phục vụ chủ nghĩa đế quốc”. Ở Mỹ, sự bất mãn về cuộc chiến không ngừng tăng lên trong dân chúng nói chung, người trẻ tuổi nói riêng. Theo điều tra của viện Gallup, tháng 8 năm 1965, vẫn có 52% người Mỹ ủng hộ cuộc chiến, nhưng đến tháng 8 năm 1968, con số này sụt còn 35% và đến tháng 5 năm 1971 thì sụt còn 28%. Sau tháng 5 năm 1971, viện Gallup dừng điều tra vì thấy không còn cần thiết (tỷ lệ người dân Mỹ chống chiến tranh đã trở nên quá áp đảo)[476].

Quân nhân Mỹ thì thể hiện sự bất mãn với cuộc chiến tranh bằng nhiều cách, từ bất tuân lệnh, hút ma túy tới giết chết chỉ huy. Tờ Armed Forces Journal đã đăng bài viết của Đại tá Robert Heinl (tháng 7 năm 1971) có tên là “Sự sụp đổ của lực lượng quân sự”, trong đó viết[477]:

“Tinh thần, kỷ luật và tính chiến đấu của Quân đội Mỹ thấp kém hơn và tồi tệ hơn bất kỳ lúc nào trong thế kỷ này và có thể trong lịch sử nước Mỹ. Quân đội của chúng ta lúc này vẫn còn ở Việt Nam đang trong một tình trạng suy sụp, với mỗi đơn vị đều từ chối chiến đấu, giết các sĩ quan chỉ huy và các hạ sĩ quan, còn những nơi không có sự chống đối thì đầy sự nghiện ngập và mất tinh thần”Võ sĩ quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali từng bị bỏ tù vì chống lệnh nhập ngũ tham gia Chiến tranh Việt Nam.

Đến giữa năm 1972, Lầu Năm Góc công nhận “có 551 vụ ám sát bằng các thiết bị gây nổ, gây ra 86 trường hợp thiệt mạng, hơn 700 trường hợp bị thương. Đây là một sự đánh giá thấp về số sĩ quan Mỹ bị binh lính của họ ám sát”. Đến năm 1971, tình trạng suy sụp của Quân đội Mỹ ở Việt Nam có thể nhìn thấy rõ ràng. Đại tướng Creighton Abrams sau khi tới Việt Nam đã phê phán: “Đây có phải là đội quân dưới địa ngục hay một bệnh viện tâm thần? Các sĩ quan sợ chỉ huy quân đi chiến đấu và các binh sĩ thì không tuân lệnh. Lạy Chúa Jesus! Điều gì đang xảy ra?”. Cùng với đó, quân đội Mỹ gia tăng đào ngũ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã ghi lại 503.927 trường hợp đào ngũ từ ngày 1 tháng 7 năm 1966 đến ngày 31 tháng 12 năm 1973, chỉ riêng năm 1971 đã có 98.324 binh sĩ đào ngũ[478].

Sự phản đối Chiến tranh Việt Nam không chỉ có ở các quân nhân tại ngũ mà còn của cả cựu chiến binh Mỹ. Jan Barry đã đưa ra một danh sách gồm 16 yêu cầu của cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam chống lại chiến tranh (VVAW) tới Quốc hội Mỹ. Trong đó nêu rõ: “Rút ngay lập tức, đơn phương và không điều kiện tất cả lực lượng quân Mỹ khỏi Đông Dương; ân xá cho tất cả những người đã từ chối đi chiến đấu ở Việt Nam; yêu cầu mở cuộc điều tra chính thức các tội ác chiến tranh; và cải thiện trợ cấp cho các cựu chiến binh”[478]

Võ sĩ quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali từng bị đi tù vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ông đã công khai phỉ báng và từ chối vào quân đội Mỹ và kêu gọi người dân Mỹ cùng phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông nói: "Tôi không có thù ghét gì với Việt Cộng cả, họ không gọi tôi là mọi đen", "Không, tôi sẽ không đi xa nhà 10.000 dặm để tàn sát, giết, thiêu cháy người khác nhằm duy trì sự thống trị của các ông chủ da trắng lên những người da màu trên toàn thế giới. Đây là lúc mà một thời đại tàn ác như vậy phải kết thúc".[479] và:

"Tại sao tôi phải đi 10.000 dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Louisville (Mỹ) đang bị đối xử như những con chó và bị phủ nhận những quyền cơ bản nhất của một con người"[480]

Các nhà lãnh đạo của hai bên

Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Việt Nam.

Tại một nước có truyền thống Nho giáo như Việt Nam, các nhà lãnh đạo phải thể hiện được lối sống đạo đức và tài năng của bản thân trong một tập thể chung đoàn kết. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nhà lãnh đạo của họ thể hiện được lý tưởng hết sức quan trọng này. Nhân vật chính yếu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với nhiều người Việt Nam, ông là một nhà yêu nước đã vận dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin vào công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dânđế quốc. Tính giản dị và kiên cường của ông được nhiều người kính mến, người dân Việt Nam coi ông là anh hùng dân tộc. Giáo sư David Thomas cho rằng: "Chính viễn kiến của ông, sự hy sinh, tính bền bỉ và sự lãnh đạo của ông trong một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thúc đẩy người Việt Nam đứng dậy, đánh thắng thực dân Pháp và quân đội Mỹ."[481]. Giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thể hiện một sự cao độ về tinh thần đoàn kết trong suốt thời gian chiến tranh xảy ra[482].

Ngược lại, Chính phủ Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về quan điểm chiến tranh, các tướng lĩnh Mỹ khi áp dụng các chiến lược không hiệu quả thì cũng thường quay sang đổ lỗi cho giới chính trị gia. Giáo sư Noam Chomsky trả lời trước Thượng viện Mỹ, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa "đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến chống lại nền độc lập của chính đất nước họ” và chính phủ này "không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"[241]. Các chính khách, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thì không ngừng tham gia vào các âm mưu chính trị, tham nhũng quá nhiều và liên tục diễn ra đảo chính, do đó càng làm suy sụp tinh thần của binh sĩ. Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, trong tất cả các lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị lật đổ, người Mỹ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao[483] Sự phụ thuộc vào Mỹ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý là yếu tố quyết định cho sự thất bại của Việt Nam Cộng hòa: Khi Mỹ dần rút lui thì Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu sa sút, tới lúc Mỹ bỏ cuộc thật thì Việt Nam Cộng hòa cũng sụp đổ theo[484]

Năm 2005, khi về Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống kiêm tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa nhận định rằng:

"Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những tên lính đánh thuê.Tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì, nhưng khi phải một mình trực tiếp đối diện với khó khăn thì bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.Trong một cuộc chiến, nói gì thì nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là Lực lượng, là Quân đội. Quân đội Việt Nam Cộng hòa, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh – trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, các chỉ huy ở miền Bắc lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.[485]

Chiến thuật quân sự

Tướng Lindsey Kiang, nhà sử học Mỹ đã nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ. Ông nói[486]:

Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ các cựu binh Mỹ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam... Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhấtMiền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam... một trung sĩ lính thủy đánh bộ nói với bạn tôi rằng: “Thưa ngài, lính Bắc Việt Nam đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. “Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao" - Anh ấy nói.

Quân đội Mỹ và đồng minh của họ chủ yếu chiến đấu theo hình thức chiến tranh quy ước, hình thức này rất tốn kém nhưng lại tỏ ra không hiệu quả tại chiến trường Việt Nam (do điều kiện khí hậu, địa hình cũng như lối đánh du kích của đối phương). Ngược lại, do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn vũ khí, Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới, với những hình thức chiến thuật phù hợp với thực địa. Chủ tịch Ủy ban Quân lực, Thượng nghị viện Mỹ R. Russel đã nhận xét: “Chúng ta phải đương đầu với quân du kích tài tình nhất chưa từng thấy trong lịch sử loài người”[478]

Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Mỹ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá liên quân Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử".[487]

Trong cuộc chiến Việt Nam, khả năng tác chiến công nghệ cao của không quân và hải quân là ưu thế chính của Mỹ, ở thời kỳ cao điểm Mỹ đã huy động 60% không quân và 40% hải quân để tham chiến ở Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô viện trợ cho một số vũ khí như MiG-21SAM-2 để chống lại, nhưng số lượng khá ít và đây cũng không phải là những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô khi đó. Tuy nhiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáng tạo ra những chiến thuật mới, phát huy hiệu quả số lượng trang bị ít ỏi của mình. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Conwell viết: “Lực lượng phòng không của Việt Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà những phi công Mỹ đã từng gặp”[478] Đại tá James G. Zumwalt nhận xét: “Đối với nhiều người Việt Nam, cuộc chiến với Mỹ là một ván cờ. Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng cách áp dụng công nghệ mới vào chiến trường, phía Việt Nam lại sử dụng sự khéo léo để đáp trả”[488]

Ví dụ tiêu biểu là Chiến dịch Linebacker II, lực lượng phòng không Việt Nam đã sử dụng tên lửa SAM-2 bắn hạ hàng chục máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ, dù tên lửa SAM-2 bị coi là lạc hậu ở thời điểm năm 1972. Không quân Nhân dân Việt Nam thì đã bắn hạ hàng trăm máy bay Mỹ (16 phi công đã hạ từ 5 máy bay trở lên), ngay cả khi họ chỉ có máy bay đời cũ là MiG-17MiG-21. Việc sử dụng hiệu quả trang bị cùng chiến thuật sáng tạo cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Việt_Nam http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://homepage.univie.ac.at/kurt.mayer/histor4.ht... http://quadrant.org.au/magazine/2014/06/whitlam-go... http://www.134thahc.com/History.htm http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.answers.com/topix/john-paul-vann-44k